Theo quan niệm của các bậc phụ huynh, con mình học hành càng giỏi giang thì ba mẹ càng nở mày nở mặt, từ đó phụ huynh cứ ép con cái phải học ngày học học đêm, học sao cho giỏi nhất lớp, giỏi nhất khối, nhất trường.
Con phải bằng “con nhà người ta” mà không biết cảm xúc của đứa trẻ như thế nào khi bị đặt kỳ vọng quá lớn.
Mỗi khi con đi học về ba mẹ thường hỏi “con đi học có được điểm cao không? Thành tích có giỏi không?” chứ chẳng bao giờ hỏi rằng “con đi học có vui không? Có kết được bạn mới không? Con có thích đi học không?”.
Ba mẹ yêu thương con cái là thật lòng nhưng không phải cách yêu thương nào cũng là đúng. Ba mẹ dùng tiêu chuẩn và lý tưởng của mình để áp đặt lên con cái và cho rằng làm như thế mới là đúng, điều đó đã vô tình gây nên những áp lực vô hình đè nặng lên vai con trẻ.
Cách giáo dục như vậy liệu có đúng hay không?
Có những đứa trẻ có thiên phú với các môn học tự nhiên, cũng có những đứa trẻ sẽ giỏi các môn học xã hội hay hơn nữa là có những đứa trẻ không giỏi hoàn toàn các môn tự nhiên, xã hội nhưng lại có khả năng với các môn năng khiếu như âm nhạc, mỹ thuật, điện ảnh, thể thao,… Giống như câu nói “Chúng ta không thể đánh giá khả năng của một con cá bằng việc bắt nó trèo cây”.
Vì vậy việc ba mẹ ép các con phải học tốt các môn trên trường, phải đạt học sinh giỏi, phải làm các ngành như ngân hàng, kế toán, bác sĩ, kinh tế,… giống với ba mẹ. Mà không đúng với khả năng hay sở thích của con sẽ khiến con bị dồn ép, áp lực nặng nề.
Nhất là đối với những trẻ yêu thích nghệ thuật thì lại càng không có tiếng nói trong gia đình, sẽ rất khó khăn để được ba mẹ cho phép theo đuổi đam mê của mình. Bởi vì ba mẹ thường không phải là người trong nghề và họ cũng chưa từng tìm hiểu kỹ về những ngành nghề đó. Mà chỉ cần nghe con nói đến muốn đi học ngành vẽ, ngành nhạc,.. là đã cấm cản ngay rồi.
Cảm nghĩ của ba mẹ?
Ba mẹ luôn cho rằng, con trẻ còn nhỏ sẽ suy nghĩ sốc nổi, chưa trải đời nên sẽ không biết xã hội ngoài kia là như thế nào dẫn đến những quyết định sai lầm. Cho nên ba mẹ mới là người biết được điều gì là đúng cho con và quyết định con nên làm gì. Và cách dạy của ba mẹ là cấm đoán, ngăn cản hay nặng nề hơn là mắng chửi, miệt thị không cho con được giải thích hay thậm chí là phủ định những lời giãi bày của con, vì ba mẹ luôn đúng. Thất vọng với con hay xua đuổi con vì con không thể đạt được thành tích như ba mẹ mong muốn.
Xem thêm: EM MUỐN HỌC THIẾT KẾ NHƯNG MẸ KHÔNG CHO
Cảm nghĩ của con cái?
Vì thế dẫn đến trường hợp trẻ hay cãi lại, cố tình làm những điều mà ba mẹ cấm cho bằng được hay có thái độ hằn học với ba mẹ, trầm trọng hơn là bị trầm cảm hay dẫn đến những hành vi tự ngược đãi bản thân. Vì chúng bị bức ép, bị ức chế không được làm cái mình giỏi nhất, không thể theo đuổi sở thích mà khả năng chúng đạt được.