Tại sao phải học vẽ hình họa cơ bản đến nâng cao?
Ai cũng nghĩ vẽ là việc đơn giản, chỉ cần có năng khiếu thì muốn vẽ là được, chỉ cần có mẫu vật, phong cảnh mẫu..
Ngay cả những bạn đang luyện thi khối V, H cũng nghĩ đơn giản như thế, đặc biệt là về mảng vẽ đầu tượng và vẽ hình họa.
Đa số các bạn đều hiểu sai về vẽ hình họa cơ bản trong công tác giáo dục mỹ thuật Việt Nam hiện nay.
Hình họa nghiên cứu (áp dụng trong giảng dạy, thi cử & bài tập trong trường lớp phổ thông).
Yêu cầu: Đường nét dứt khoát, mạnh nhẹ hợp lý; khối mảng sáng tối rõ ràng; bố cục hài hòa cân xứng; quan hệ giải phẫu hoàn chỉnh.
Cho nên với yêu cầu của hình họa nghiên cứu, nét của bạn có thể cứng, khối của bạn có thể thô, nhưng nó phải đúng và gợi tả chuẩn xác theo đặc điểm của mẫu .
Họa hình truyền thần (áp dụng trong biểu diễn nghệ thuật & mang tính trưng bày, lưu niệm)
Thực ra, yêu cầu của truyền thần là bậc cao hơn so với hình họa nghiên cứu, vì đường nét, khối mảng đã chuyển đến mức quá hài hòa và chuyên nghiệp hơn, ta không còn thấy nét lộ ra nhiều so với hình họa nữa, mà bây giờ các mảng sáng tối sẽ tự quy định và khẳng định cho nhau.
Do đó, tranh truyền thần mang cảm xúc và đẳng cấp đặc biệt chứ không nằm ở mức độ nghiên cứu và học tập cơ bản nữa.
Xem thêm: Lớp vẽ luyện thi khối H V tại Thủ Đức, Quận 9, Quận 2
Và tất nhiên, bạn phải vững hình họa cơ bản thì mới đi lên cấp độ truyền thần được.
Truyền thần cần sự khéo léo và tinh tế riêng biệt của người vẽ; vốn thời gian đầu tư cho 1 tác phẩm truyền thần thường không nhỏ [tùy theo khổ giấy và chất lượng kỹ thuật].
Nếu bạn cố đi theo lối truyền thần cho 1 bài vẽ không hợp lý; theo thời gian bạn đang có và các điều kiện trên + khả năng bạn không đủ; thì cơ hội là bạn sẽ cho ra 1 tác phẩm bê bết theo đúng nghĩa đen của nó.
Các bạn là học sinh, các bạn có dự định theo các chuyên ngành của khối V, H; các bạn phải biết mình đang đi lên từ con số 0, mình nói số 0
Không phải là bạn không có năng khiếu, mà là về nhận thức về hình học; kết cấu và yêu cầu trong hình họa các bạn còn chưa có; vì năng khiếu nó đơn giản cũng chỉ là mức độ của cảm tính mà thôi.
“Ngọc có mài mới sáng, tài có dũa mới hay.“
Cho nên các bạn phải tự biết mình phải học cái gì, phải luyện thế nào; mình sẽ phải thi và trình bày ra sao cho hiệu quả nhất trong vốn liếng là 4h đồng hồ đang nắm trong tay.
Yêu cầu bài thi rất đơn giản:
Bài thi đại học yêu cầu khả năng phân tích hình khối; không gian và bố cục của các bạn nên ta phải làm sao cho mọi thứ phải rõ ràng và sạch sẽ nhất có thể, bài thi càng đúng, càng rõ ràng, điểm bạn càng cao.
👉👉Đúng ở đây là về phần “hình”, tức là đường nét, kết cấu ban đầu; rõ ràng ở đây là khối mảng đủ sáng tối, phân định rõ ràng.
Đó là lý do tại sao trong quá trình ôn luyện vẽ hình họa cơ bản, ta cần dựng hình bằng nét kỷ hà và đi bóng bằng caro, vì đường thẳng bao giờ cũng dễ kiểm soát hơn đường cong.
Các bạn cứ tưởng tượng mình đang đẽo một khối thô thành bức tượng thì phải gọt sơ bằng nét cắt thẳng; căng và mạnh trước rồi sau đó mới tỉ mỉ dũa tròn sau. Bạn không thể dũa tròn được ngay từ ban đầu.
Đối với những bạn đang có nhu cầu luyện thi và đang trong quá trình luyện thi vẽ hình họa cơ bản
Các bạn đang chập chững (ai cũng từng chập chững), đến với page “Học vẽ và sáng tác mỹ thuật” nói riêng và các page khác về vẽ nói chung thì: tranh treo trên tường chỉ để các bạn ngắm. Các bạn chỉ cần đi từ cơ bản và đơn giản nhưng bảo đảm được độ chính xác; thì mình xin khẳng định là tác phẩm của bạn đã đẹp rồi. Bên cạnh đó, tìm hiểu thêm về các tài liệu sách; video trong kho lưu trữ của page để học hỏi thêm.
Còn đối với các bạn đã là sinh viên kiến trúc, mỹ thuật, đã có kinh nghiệm cơ bản và muốn nâng cao trình độ thì ta cứ bàn luận về những kinh nghiệm cao cấp hơn thôi
Học vẽ trước hết là tự thân, là mong ước của cá nhân các em; không nên vì nể người khác mà học. Khi đã là yêu thích thì rất không khó để thành công.
Học vẽ cần cảm xúc, sự quan sát tinh tế và ý thức cầu thị học hỏi; bước từng bước chứ không vội vàng, nôn nóng. Một người học cơ bản tốt, sẽ vẽ chắc chắn, sẽ vẽ sâu và hình thành một phong cách riêng.
Xem thêm: Các chương trình học của Xưởng vẽ 91